SỔ TAY BẢO ĐẢM AN TOÀN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TRƯỜNG HỌC

Tháng Hai 25, 2022 1:58 chiều

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 543/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 23 tháng 02 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT SỔ TAY BẢO ĐẢM AN TOÀN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TRƯỜNG HỌC (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LẦN 2)

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Công văn số 796/BYT-DP ngày 21 tháng 02 năm 2022 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn công tác phòng chống dịch COVID-19 khi tổ chức dạy, học trực tiếp;

Căn cứ Công văn số 762/BYT-DP ngày 21 tháng 02 năm 2022 của Bộ Y tế về việc cách ly y tế đối với ca bệnh COVID-19 và các trường hợp tiếp xúc gần;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục th chất.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Sổ tay bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học (sửa đổi, bổ sung lần 2). Tài liệu được sử dụng tại các cơ sở giáo dục trên toàn quốc (tài liệu kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 406/QĐ-BGDĐT ngày 27/01/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt Sổ tay bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học (sửa đổi, bổ sung).

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc sở giáo dục và đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Bộ trưởng (để b/cáo);
– Bộ Y tế;
– Các Thứ trưởng;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
– Cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT;
– Lưu: VT, Vụ GDTC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Ngô Thị Minh

 

SỔ TAY

BẢO ĐẢM AN TOÀN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TRƯỜNG HỌC

(sửa đổi, bổ sung lần 2)

(Ban hành kèm theo Quyết định số 543/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 02 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

CHỈ ĐẠO NỘI DUNG

PGS.TS Nguyễn Thanh Đề, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

NHÓM BIÊN SOẠN VÀ BIÊN TẬP NỘI DUNG

TS. Trần Văn Lam, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

TS. Nguyễn Nho Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

TS.BS Dương Chí Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế.

PGS.TS. NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh, Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

TS.BS Lê Văn Tuấn, Vụ Giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

TS.BS Bùi Hữu Toàn, Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế.

TS.BS Hoàng Thị Hải Vân, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội.

TS.BS Trần Quỳnh Anh, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội.

 

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU

1. Thông tin chung về dịch COVID-19

1.1. Bệnh COVID-19 là gì?

1.2. Tác nhân gây bệnh COVID-19-Vi rút SAR-CoV-2

1.3. Phương thức lây truyền của bệnh COVID-19

1.4. Các triệu chứng của bệnh COVID-19

1.5. Phương pháp xử trí và điều trị COVID-19

1.6. Đối tượng có nguy cơ mắc COVID-19

1.7. Các biện pháp phòng bệnh COVID-19

1.8. Khái niệm trường hợp bệnh (ca bệnh) trường hợp nghi ngờ bệnh (ca bệnh nghi ngờ), trường hợp tiếp xúc gần

2. Các nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống dịch COVID-19 tại trường học

2.1. Trước khi học sinh đến trường

2.2. Trong thời gian học sinh học tập tại trường

2.3. Sau khi học sinh rời trường

3. Các biện pháp đảm bảo trường học an toàn phòng, chống dịch bệnh

3.1. Công tác chuẩn bị của nhà trường

3.2. Ứng phó của nhà trường khi có trường hợp bệnh nghi ngờ trong trường học

3.3. Xử trí khi có trường hợp học sinh mắc COVID-19 trong trường học

3.4. Công tác chuẩn bị cho học sinh trở lại trường học học trực tiếp

3.5. Việc tổ chức ăn bán trú của học sinh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

LỜI GIỚI THIỆU

Sự bùng phát của bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra (COVID-19) đã được Tổ chức Y tế thế giới tuyên bố là một tình trạng khn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu (PHEIC) và vi rút này hiện đã lan ra hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ở Việt Nam, nguy cơ dịch bệnh bùng phát luôn thường trực. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn cho trẻ em mầm non, học sinh, nhà giáo, cán bộ, nhân viên và người lao động tại các cơ sở giáo dục là đặc biệt quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vắc-xin.

Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, nhằm bảo đảm an toàn khi tổ chức hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp tại các cơ sở giáo dục phù hợp với tình hình dịch COVID-19 và góp phần giảm thiu những tác động tiêu cực của dịch bệnh, duy trì việc dạy và học trong các cơ sở giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng tài liệu “S tay bảo đảm an toàn phòng, chng dịch COVID-19 trong trường học” trên cơ sở sửa đổi, bổ sung từ cuốn Sổ tay được ban hành theo Quyết định số 3822/QĐ-BGDĐT ngày 23/11/2020 và Quyết định số 406/QĐ-BGDĐT ngày 27/01/2020. Tài liệu này cung cấp các nội dung cơ bản nhất, ngắn gọn, cập nhật liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học trên cơ sở các hướng dẫn của hiện hành của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục Đào tạo và Tổ chức Y tế thế giới. Khi Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn chuyên môn khác với hướng dẫn tại cuốn S tay này thì các cơ sở giáo dục thực hiện theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế.

Tài liệu được hoàn thành trong thời gian ngắn nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, rất mong nhận được sự chia sẻ và góp ý của bạn đọc về nội dung đ tài liệu tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện trong thời gian tới.

 

1. Thông tin chung về dịch COVID-19

1.1. Bệnh COVID-19 là gì?

Vào ngày 31 tháng 12 năm 2019, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã được thông báo về các trường hợp viêm phi không rõ nguyên nhân tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Một loại vi rút Corona mới được xác định là nguyên nhân gây bệnh vào ngày 7 tháng 01 năm 2020 và tạm thời được đặt tên là bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona 2019.

Ngày 11 tháng 02 năm 2020, Tổ chức Y tế thế gii công bố chính thức tên bệnh là COVID-19, trong đó “CO” là chữ viết tắt của tên chủng vi rút Corona, “VI” là viết tắt cho vi rút (virus), D” là viết tắt cho bệnh (tiếng Anh là Disease) và 19 là năm 2019, năm phát hiện ra chủng vi rút mới này.

Người được chẩn đoán mắc COVID-19 là ca bệnh nghi ngờ hoặc bất cứ trường hợp nào đã được khng định bằng xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 tại các phòng xét nghiệm do Bộ Y tế cho phép khng định.

1.2. Tác nhân gây bệnh COVID-19 – Vi rút SAR-CoV-2

Tác nhân gây bệnh COVID-19 là vi rút SARS-CoV-2 (tên gọi cũ là nCoV) là một chủng vi rút Corona mới trước đây chưa từng được xác định trên người (Hình 1). Đến nay đã xác định được 6 chủng vi rút Corona có khả năng lây nhiễm ở người và SARS-CoV-2 là thành viên thứ bảy.

Hình 1. Hình thái và cấu trúc vi rút SARS-CoV-2

(Nguồn: Some Weird Truths About Viruses, And The COVID-19 Virus, Fobes)

1.3. Phương thức lây truyền của bệnh COVID-19

Vi rút SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có thể lây truyền từ người bệnh, người lành mang vi rút (gọi chung là người mang vi rút) sang người lành chủ yếu qua ba con đường sau:

a. Vi rút SARS-CoV-2 lây trực tiếp từ người sang người qua nhng giọt bắn từ mũi hoặc miệng của người mang vi rút phát tán khi ho hoặc thở ra. Nếu hít hoặc nuốt phải những giọt bắn có chứa vi rút SARS-CoV-2 sẽ có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Đến thời điểm này, hình thức trên được coi là đường lây lan chính của bệnh.

b. Vi rút SARS-CoV-2 nhiễm vào người lành do tiếp xúc với các vật th có SARS-CoV-2 trên bề mặt. Những giọt bắn do người mang vi rút phát tán khi ho, hắt hơi, thở ra, rơi xuống các vật th và các bề mặt xung quanh người. Những người khác chạm vào những vật thể hoặc bề mặt này, sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của họ cũng sẽ có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2.

c. Sự lây truyền vi rút SARS-CoV-2 qua đường khí dung có thể xảy ra khi một số giọt bắn từ đường hô hấp được tạo ra với kích thước cực nhỏ khoảng dưới 5 μm, các hạt khí dung này có thể được tạo ra khi một người thở, ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Với các hạt khí dung mang vi rút SARS-CoV-2 được tạo ra từ người nhiễm bệnh có thể gây lây bệnh cho người khác nếu hít phải với số lượng đủ để gây nhiễm trùng.

1.4. Các triệu chứng của bệnh COVID-19

Sau khi nhiễm vi rút SARS-CoV-2, các triệu chứng của bệnh COVID-19 có thể xuất hiện trong vòng 2-14 ngày, trung bình 5 ngày, người bị nhiễm vi rút có thể có các triệu chng sau: Ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau họng, không cảm nhận được mùi, vị không rõ nguyên nhân, tiêu chảy, đau đầu, đau ngực (Hình 2).

Hình 2. Các triệu chứng có thể gặp khi mắc COVID-19

1.5. Phương pháp xử trí và điều trị COVID-19

Trong trường hợp khẩn cấp chẳng hạn như khó thở nặng, hãy gọi cấp cứu 115 và thông báo về các triệu chứng của bạn.

Nếu không, gọi cho các đường dây tư vấn của Bộ Y tế (đường dây nóng: 19009095) hoặc các cơ quan y tế địa phương gần nhất và thảo luận về các triệu chứng của bạn qua điện thoại. Bác sĩ sẽ hướng dẫn các bước tiếp theo, bao gồm cả việc bạn có nên được xét nghiệm COVID-19 hay không.

Tại các cơ sở điều trị, những người bệnh nghi nhiễm và người bệnh nhiễm SARS-COV-2 sẽ được phân loại và xác định nơi điều trị tùy tình hình cụ thể của người bệnh.

1.6. Đối tượng có nguy cơ mắc COVID-19

Mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể mắc COVID-19.

Nhóm người có nguy cơ lây nhiễm và tử vong do nhiễm SARS-CoV-2 cao hơn là nhóm người cao tui và bị các bệnh mạn tính khác phối hợp như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, phi tắc nghẽn mãn tính, viêm phế quản mãn, xơ gan, viêm gan, bệnh thận mãn tính.

Ngoài ra, một số nghề nghiệp và công việc có nguy cơ tăng tiếp xúc với nguồn bệnh dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm bệnh như: nhân viên y tế, người lao động ở môi trường tiếp xúc nhiều như nhân viên hàng không, đường sắt, người điều khin phương tiện giao thông công cộng…

1.7. Các biện pháp phòng bệnh COVID-19

Cũng như các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác như cúm hoặc cảm lạnh thông thường, các biện pháp phòng bệnh là rất quan trọng đ phòng bệnh cho bản thân và làm chậm sự lây lan của bệnh trong cộng đồng. Trước din biến mới của dịch Bộ Y tế đã khuyến cáo các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới:

a) Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khun tay nhanh (Hình 3).

Hình 3: Các bước rửa tay theo hướng dẫn của Bộ Y tế

b) Đeo khẩu trang đúng cách nơi công cộng, trên phương tiện giao thông và khi đến cơ sở y tế (Hình 4, Hình 5).

Hình 4: Cách đeo khu trang đúng cách

(Nguồn: Hướng dn lựa chọn và sử dụng khu trang Quyết định số 1444/QĐ-BYT ngày 29/3/2020)

Hình 5: Cách tháo bỏ khẩu trang đúng cách

(Nguồn: Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng khu trang Quyết định số 1444/QĐ-BYT ngày 29/3/2020)

c) Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.

d) Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh.

e) Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.

f) Nếu có các triệu chứng của bệnh COVID-19 (như hướng dẫn tại mục 1.4) hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gn nhất đ được tư vấn, khám và điều trị.

1.8. Khái niệm trường hợp bệnh (ca bệnh), trường hợp bệnh nghi ngờ (ca bệnh nghi ngờ), trường hợp tiếp xúc gần (Công văn số 11042/BYT-DP ngày 29/12/2021 về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19):

1.8.1. Ca bệnh giám sát (ca bệnh nghi ngờ) là một trong số các trường hợp:

a) Là người tiếp xúc gần (F1) và có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng như: Sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mt vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp.

b) Là người có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1) và có ít nhất 2 trong số các biu hiện lâm sàng như trên.

c) Là người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2 (trừ trường hợp nêu tại mục 1.8.2, điểm b, c và d)

* Người có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1): là người có mặt trên cùng phương tiện giao thông hoặc cùng địa điểm, sự kiện, nơi làm việc, lớp học… với ca bệnh xác định (F0) đang trong thời kỳ lây truyền; người ở, đến từ khu vực  dịch đang hoạt động.

1.8.2. Ca bệnh xác định (F0) là một trong s các trường hợp:

a) Là người có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của vi rút (PCR).

b) Là người tiếp xúc gần (F1) và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

c) Là người có biu hiện lâm sàng nghi mắc COVID-19 (ca bệnh nghi ngờ tại mục 1.8.1, điểm a) và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1).

d) Là người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính 2 lần liên tiếp (xét nghiệm lần 2 trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm ln 1) với vi rút SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1).

* Sinh phm xét nghiệm nhanh kháng nguyên với vi rút SARS-CoV-2 phải thuộc danh mục được Bộ Y tế cấp phép. Xét nghiệm nhanh kháng nguyên do nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhim thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nht một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.

1.8.3. Người tiếp xúc gần (F1) là một trong s các trường hợp:

– Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể…) với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.

– Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2 mét và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0.

– Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 2 mét với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.

– Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0 mà không sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE).

* Thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định (F0) được tính từ 2 ngày trước khi khởi phát (đối với ca bệnh xác định không có triệu chứng thì thời kỳ lây truyền được tính từ 2 ngày trước ngày được ly mu có kết quả xét nghiệm dương tính) cho đến khi kết quả xét nghiệm, âm tính hoặc giá trị CT≥ 30.

2. Các nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống dịch COVID-19 tại trường học

2.1. Trước khi học sinh đến trường

2.1.1. Nhà trường cần khuyến cáo cho học sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên và người lao động thực hiện các việc sau:

a) Đối với trẻ em mầm non, học sinh

Cha mẹ học sinh có trách nhiệm đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe cho học sinh ở nhà; nếu có triệu chứng mắc bệnh COVID-19 thì chủ động báo cáo với nhà trường đ cho trẻ nghỉ học, theo dõi sức khỏe, đồng thời liên hệ với cơ sở y tế đ được tư vấn, khám, điều trị. Cha mẹ cho học sinh ở nhà nếu học sinh đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế. Cha mẹ cho học sinh ở độ tuổi được tiêm vắc-xin COVID-19 đi tiêm phòng theo hướng dẫn của y tế địa phương.

b) Đối với giáo viên, cán bộ công nhân viên và người lao động của nhà trường: Cần tuân thủ và thực hiện tốt các quy định sau:

– Thông qua sổ liên lạc điện tử hoặc hệ thống thông tin liên lạc khác (nếu có) để gửi thông tin, hướng dẫn cho học sinh, cha mẹ học sinh các nội dung:

+ Các biện pháp bảo vệ sức khỏe, theo dõi sức khỏe của học sinh và thực hành các biện pháp vệ sinh cá nhân ở nhà, ở trường, trên đường đến trường và trở về nhà theo danh mục nhng việc cần làm của học sinh và cha mẹ học sinh.

+ Yêu cầu học sinh, cha mẹ học sinh theo dõi nhiệt độ, biu hiện triệu chứng mắc bệnh COVID-19 của học sinh trước khi đến trường đ thực hiện theo yêu cầu tại điểm a).

+ Thông tin cho học sinh, cha mẹ học sinh biết về các biện pháp phòng, chống dịch đã được thực hiện và sẽ tiếp tục thực hiện tại nhà trường đ học sinh, cha mẹ học sinh yên tâm.

+ Cha mẹ học sinh không vào trường khi đưa, đón con.

– Phối hợp và liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh để theo dõi sức khỏe học sinh. Phối hợp với y tế địa phương tổ chức tiêm vắc-xin COVID-19 cho học sinh theo quy định.

– Giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường tự đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe ở nhà. Nếu có triệu chứng mắc bệnh COVID-19 thì chủ động báo cho nhà trường và nghỉ ở nhà để theo dõi sức khỏe đng thời liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám, điều trị; không được đến trường nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế. Giáo viên, cán bộ công nhân viên và người lao động của trường cần tiêm đầy đủ vắc-xin COVID-19 theo hướng dẫn của ngành y tế.

2.1.2. Vệ sinh trường học trước khi học sinh đến trường

– Tổ chức vệ sinh ngoại cảnh (phát quang bụi rậm, không đ nước đọng, các dụng cụ chứa nước phải được đậy kín).

– Tổ chức khử khuẩn trường học một lần (ưu tiên lau rửa) nền nhà, tường nhà (nếu có thể), tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập và các đồ vật trong phòng học, phòng chức năng. Khử khuẩn bằng các chất ty rửa thông thường như dung dịch tẩy rửa đa năng hoặc các dung dịch khử khun có chứa 0,05% Clo hoạt tính hoặc dung dịch có chứa ít nhất 70% cồn.

2.2. Trong thời gian học sinh học tập tại trường

2.2.1. Tổ chức, quản lý, triển khai các hoạt động trên cơ sở các hướng dn của Bộ Y tế về phòng, chng dịch bệnh

a) Tạm dừng tổ chức các hoạt động tham quan thực tế, dã ngoại, học thêm; tổ chức chào cờ tại lớp học. Bố trí giờ vào lớp, giải lao, tan học xen kẽ giữa các khối lớp.

b) Nhà trường quy định, hướng dẫn học sinh thực hiện những việc cần làm như sau (Hình 6):

Hình 6. Những việc học sinh cần làm tại trường hàng ngày để phòng, chống dịch COVID-19 và bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

– Rửa tay với nước sạch và xà phòng thường xuyên. Rửa tay vào các thời điểm: trước khi vào lớp, trước và sau khi ăn, sau khi ra chơi, nghỉ giữa giờ, sau khi đi vệ sinh, khi tay bn, sau khi ho, hắt hơi, sau khi vệ sinh các bề mặt.

– Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi (tốt nhất bằng giấy lau sạch, khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ng tay áo đ làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp). Vứt bỏ khăn, giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay.

– Không đưa tay lên mắt, mũi miệng.

– Cốc/bình nước, khăn mặt, khăn lau tay, gối, chăn,… để dùng riêng tại lớp (nếu cần).

– Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như cốc, bình nước, khăn mặt, khăn lau tay, gối, chăn…

– Không khạc, nh bừa bãi.

– Đeo khẩu trang đúng cách (không áp dụng đối với trẻ em mầm non trong lớp học và khi ăn, uống).

– Bỏ rác đúng nơi quy định.

– Nếu có sốt, ho, khó thở thì báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm.

– Tránh kỳ thị, xa lánh hay trêu chọc bạn bè.

c) Hàng ngày, giáo viên điểm danh và hỏi học sinh xem có cảm thấy sốt, ho, khó thở, mệt mỏi không (đối với trẻ mầm non thì hỏi cha mẹ khi giáo viên nhận trẻ). Nếu có, giáo viên đưa ngay học sinh đến phòng y tế để kiểm tra, theo dõi và xử trí kịp thời.

d) Trong thời gian học:

– Khi phát hiện học sinh có triệu chứng mắc bệnh COVID-19 thì phải đưa ngay đến phòng y tế để kiểm tra, theo dõi, cách ly và thông báo ngay cho trạm y tế xã, phường, cơ quan quản lý và cha mẹ học sinh. Nhân viên y tế tại nhà trường có trách nhiệm cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn đeo đúng cách cho học sinh nêu trên.

– Khi giáo viên, cán bộ công nhân viên nhà trường có triệu chứng mắc bệnh COVID-19 thì phải đến ngay phòng y tế để được kiểm tra, theo dõi, cách ly. Nhân viên y tế nhà trường thông báo ngay cho trạm y tế xã, phường, cơ quan quản lý đồng thời cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn đeo đúng cách cho giáo viên, cán bộ công nhân viên nhà trường nêu trên.

đ) Nhà trường bố trí người đón và giao học sinh tại cổng trường; cha mẹ học sinh không được vào trong trường; bảo vệ tại nhà trường, ký túc xá hạn chế không cho người không có nhiệm vụ vào trường, ký túc xá.

e) Hạn chế tối đa việc giao lưu, tiếp xúc giữa học sinh các lớp.

2.2.2. Công tác vệ sinh khử khun trường học trong thời gian học sinh học tập tại trường

– Bố trí nơi pha dung dịch khử khuẩn, nơi lưu giữ hóa chất, trang thiết bị khử khun, vệ sinh môi trường. Khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa thông thường như dung dịch ty rửa đa năng hoặc các dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% Clo hoạt tính hoặc dung dịch có chứa ít nhất 70% cồn, ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa.

– Phân công cán bộ thực hiện pha dung dịch khử khuẩn, phun hoặc lau, rửa khử khuẩn, vệ sinh trường, lớp, xe vận chuyển học sinh,… (nếu không thuê đơn vị cung cấp dịch vụ khử khuẩn, vệ sinh môi trường).

– Hàng ngày, nhà trường tổ chức vệ sinh nền nhà, tường nhà (nếu có thể), bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập và các đồ vật trong phòng học, phòng chức năng, khu vực rửa tay, nhà vệ sinh.

– Thường xuyên vệ sinh tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy.

– Hạn chế sử dụng các đồ chơi, dụng cụ học tập bằng các vật liệu không khử khun được.

– Đối với các phương tiện đưa đón học sinh: Sau mỗi chuyến đưa, đón học sinh, tiến hành vệ sinh, khử khuẩn tay nắm cửa xe, tay vịn, ghế ngồi, cửa s, sàn xe.

– Bố trí đủ thùng đng rác và chất thải có nắp đậy kín, đặt ở vị trí thuận tiện và thực hiện thu gom, xử lý hàng ngày.

– Trong trường hợp có học sinh, giáo viên, cán bộ công nhân viên nhà trường có biểu hiện sốt, ho, khó thở, nghi ngờ hoặc có xét nghiệm dương tính với COVID-19 thì nhà trường phải thực hiện khử khuẩn theo khuyến cáo và hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương.

– Kiểm tra hàng ngày và bố trí đầy đủ, kịp thời xà phòng, dung dịch khử khun, các trang thiết bị phục vụ vệ sinh trường học.

– Tăng cường thông khí, sử dụng quạt, hạn chế sử dụng điều hòa. Nếu sử dụng điều hòa, cuối mỗi bui học phải mở cửa phòng học tạo sự thông thoáng.

2.2.3. Theo dõi, giám sát các vn đề sức khỏe của học sinh tại trưng

– Phân công nhân viên y tế/giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế trường học trực y tế, phòng, chống dịch trong suốt quá trình học sinh có mặt ở trường.

– Đảm bảo nhân viên y tế/giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế trường học thực hiện đúng các hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại nhà trường và các việc cần làm của nhân viên y tế theo danh mục.

– Xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch, kiểm tra hàng ngày và bổ sung kịp thời trang thiết bị y tế theo quy định tại phòng y tế.

– Quy định nhân viên y tế/giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế trường học liên hệ thường xuyên với trạm y tế xã phường hoặc cơ quan y tế địa phương theo quy định đ được hướng dẫn và hỗ trợ.

2.2.4. Công tác truyền thông phòng bệnh trong nhà trường

– Tập huấn cho giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường công tác phòng, chống dịch, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trong trường học, cách phát hiện các triệu chứng của bệnh COVID-19; thực hiện nhng việc cần làm khi học sinh ở trường theo danh mục “Những việc giáo viên cần làm khi học sinh ở trường – để phòng tránh mắc bệnh COVID-19”.

– Tập huấn, hướng dẫn đảm bảo nhân viên y tế/giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế trường học thực hiện đúng các hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại nhà trường và những việc cần làm của nhân viên y tế trường học theo danh mục.

– Xây dựng các tờ rơi, áp phích và dán ở những nơi dễ thấy, xây dựng các thông điệp để có thể nhắn tin qua số liên lạc điện tử hoặc hệ thống thông tin liên lạc khác (nếu có) cho học sinh, cha mẹ học sinh về các biện pháp phòng, chống dịch như vệ sinh cá nhân, những việc cần làm của học sinh,…

2.2.5. Công tác giám sát

– Nhà trường/Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 phân công cán bộ, giáo viên, nhân viên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại nhà trường.

– Nhà trường/Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh phân công cán bộ kiểm tra, giám sát việc giáo viên, nhân viên y tế thực hiện các nội dung theo danh mục “Những việc giáo viên cần làm tại trường để phòng tránh mắc bệnh COVID-19” và “Những việc nhân viên y tế cần làm tại trường để phòng tránh mắc bệnh COVID-19”.

– Nhà trường/Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh phân công cán bộ kiểm tra, giám sát việc thực hiện vệ sinh môi trường trường, lớp, phương tiện vận chuyn học sinh.

– Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh tổng hợp báo cáo thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường hàng ngày, tuần, tháng và thông báo cho Ban giám hiệu để biết và kịp thời có biện pháp xử lý.

2.3. Sau khi học sinh rời trường

– Thực hiện nghiêm giãn cách khi ra khỏi cổng trường.

– Nhắc nhở học sinh đeo khẩu trang trên đường về nhà.

– Nhà trường duy trì việc vệ sinh trường lớp theo quy định.

– Kiểm tra, rà soát, bổ sung kịp thời nước sát khun, xà phòng và các vật dụng khác cho các buổi học tiếp theo.

Hình 7. Những việc học sinh cần làm tại nhà hàng ngày để phòng, chống dịch COVID-19 và bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

3. Các biện pháp đảm bảo trường học an toàn phòng, chống dịch bệnh

3.1. Công tác chun bị của nhà trường

3.1.1. Về công tác tổ chức

– Thành lập Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại nhà trường do Hiệu trưởng làm Trưởng ban, cán bộ y tế hoặc giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế trường học làm Phó Trưởng ban thường trực, các thành viên gồm đại diện trạm y tế xã/phường hoặc cơ quan y tế địa phương theo quy định, đại diện Hội cha mẹ học sinh và các thành phần liên quan.

– Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong Ban Chỉ đạo, giáo viên, cán bộ công nhân viên nhà trường.

– Giao nhiệm vụ cho cán bộ y tế hoặc giáo viên kiêm nhiệm làm công tác y tế trường học làm đầu mối tham mưu cho Hiệu trưởng, Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai, kiểm tra giám sát công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại nhà trường.

– Thông báo, đề nghị các đơn vị cung cấp các dịch vụ cho nhà trường (thực phẩm, nấu ăn, xe đưa đón học sinh, bán đồ ăn, vệ sinh môi trường,…) cam kết đảm bảo thực hiện các dịch vụ an toàn để phòng, chống dịch.

– Xây dựng quy định kiểm tra chéo việc thực hiện giữa các lớp, các nhóm, các tổ,…

– Chuẩn bị đầy đủ về vật tư đảm bảo yêu cầu phòng dịch.

– Phối hợp với y tế địa phương tổ chức tiêm vắc-xin COVID-19 cho học sinh theo hướng dẫn.

3.1.2. Đối với học sinh

Nhà trường yêu cầu, giám sát, nhc nhở học sinh thực hiện nghiêm túc các nội quy phòng bệnh của nhà trường theo hướng dẫn của Bộ Y tế như đã đề cập ở trên.

3.1.3. Đối với giáo viên

– Nhà trường cn yêu cầu, giám sát, nhc nhở giáo viên thực hiện nghiêm túc các nội quy phòng bệnh của nhà trường theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

– Thông qua s liên lạc điện tử hoặc hệ thống thông tin liên lạc khác để gửi thông tin, hướng dẫn cho học sinh, cha mẹ học sinh thực hiện tốt các nội dung, yêu cầu, nguyên tắc cơ bản trong phòng chống dịch COVID-19 tại trường học (quy định tại mục 2).

– Phối hợp và liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh để theo dõi sức khỏe học sinh.

– Thường xuyên nhắc nhở, giám sát học sinh thực hiện đúng yêu cầu về quy định phòng dịch tại nhà trường.

3.1.4. Đối với nhân viên y tế trong trường học

– Giữ mi liên hệ thường xuyên với trạm y tế xã/phường hoặc cơ quan y tế địa phương theo quy định để được hướng dẫn, phối hợp xây dựng kế hoạch và hỗ trợ triển khai công tác phòng, chống dịch tại nhà trường.

– Tham mưu cho Hiệu trưởng nhà trường thành lập Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại nhà trường do Hiệu trưởng làm Trưởng ban, cán bộ y tế hoặc giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế trường học làm Phó Trưởng ban thường trực, các thành viên gồm đại diện trạm y tế xã/phường hoặc cơ quan y tế địa phương theo quy định, đại diện Ban Đại diện cha mẹ học sinh và các thành phần liên quan.

– Tham mưu cho Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch và triển khai công tác khử khuẩn, vệ sinh môi trường trong trường học, đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị vệ sinh môi trường.

– Tham mưu cho Hiệu trưởng nhà trường để ra thông báo, mẫu cam kết giữa các đơn vị cung cấp các dịch vụ (thực phẩm, nấu ăn, xe đưa đón học sinh, bán đồ ăn, vệ sinh môi trường,…) và nhà trường nhằm đảm bảo thực hiện các dịch vụ an toàn để phòng, chống dịch.

– Tham mưu cho Hiệu trưởng nhà trường bố trí phòng y tế tại trường học với đầy đủ trang thiết bị y tế theo Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 22/5/2016 quy định về công tác y tế trường học và bố trí khu riêng đ cách ly học sinh, giáo viên, cán bộ công nhân viên có biu hiện ho, sốt, khó thở (trong trường hợp cần thiết).

– Hàng ngày kiểm tra, giám sát, nhắc nhở các giáo viên, học sinh từng lớp, nhân viên vệ sinh, khử khuẩn môi trường, những người cung cấp dịch vụ thực hiện theo tờ danh mục những việc cần làm.

– Phối hợp với giáo viên để theo dõi sức khỏe học sinh, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở, mệt mỏi và lập s theo dõi.

– Khi phát hiện học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đưa đến phòng y tế ngay để kiểm tra, theo dõi, cách ly và thông báo ngay cho trạm y tế cấp xã, cơ quan quản lý và cha mẹ học sinh. Nhân viên y tế mặc đầy đủ phương tiện bảo hộ cá nhân theo quy định và có trách nhiệm cung cấp khẩu trang y tế, hướng dẫn sử dụng khu trang đúng cách cho đối tượng nêu trên.

– Kiểm tra hàng ngày và báo cáo Ban Giám hiệu bổ sung kịp thời trang thiết bị y tế theo quy định tại phòng y tế.

– Tham mưu cho Hiệu trưởng phân công cán bộ, giáo viên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 tại nhà trường.

– Tng hp báo cáo thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường hàng ngày, tuần, tháng cho Hiệu trưởng/Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh.

3.1.5. Đối với nhân viên bảo vệ trường học

– Bảo vệ tự đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe ở nhà. Nếu có sốt, ho, khó thở thì chủ động báo cho nhà trường và nghỉ ở nhà đ theo dõi sức khỏe đng thời đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Bảo vệ không được đến trường nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.

– Hạn chế cho cha mẹ học sinh, người không có nhiệm vụ vào trường

– Không cho học sinh ra khỏi trường trong gi học.

– Những người không phải là cán bộ, giáo viên của nhà trường (gọi là khách) khi đến làm việc, bảo vệ phải thực hiện những việc sau:

+ Đo nhiệt độ, hỏi xem có sốt, ho, khó thở không. Nếu có thì không cho vào trường.

+ Báo với Ban Giám hiệu nhà trường.

+ Ghi lại tên, địa chỉ đơn vị công tác/nơi ở, số điện thoại liên lạc, ngày giờ ra vào trường và tên cán bộ của nhà trường làm việc với khách; hướng dẫn khách đến đúng phòng cần làm việc, không được đi vào các khu vực khác không cn thiết.

+ Đeo khẩu trang đúng cách khi tiếp xúc với khách.

+ Yêu cầu khách đeo khẩu trang đúng cách.

– Nhắc nhở học sinh, giáo viên, cán bộ nhà trường đeo khẩu trang đúng cách, không khạc nh, vứt rác bừa bãi.

– Khi bảo vệ có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đến phòng y tế ngay để được kiểm tra, theo dõi và xử lý kịp thời.

3.2. Ứng phó của nhà trường khi có trường hợp nghi ngờ mắc bệnh trong trường học

Khi phát hiện có học sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên, người lao động có triệu chứng mắc bệnh COVID-19 tại trường học, nhà trường cần thực hiện theo các bước sau:

– Cung cấp khẩu trang và hướng dẫn người nghi ngờ đeo đúng cách. Đưa người nghi ngờ đến khu cách ly riêng trong phòng y tế hoặc khu vực do nhà trường bố trí; hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, tránh tiếp xúc gần dưới 02 mét với những người khác.

– Nhân viên y tế/giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế trường học (sau đây gọi tắt là cán bộ y tế trường học) đeo khẩu trang y tế, găng tay, sử dụng trang phục y tế. Thông báo kịp thời cho cơ quan y tế để có biện pháp xử trí.

– Thực hiện ngay việc lấy mẫu xét nghiệm kháng nguyên nhanh cho người nghi ngờ mắc bệnh COVID-19.

3.3. Xử trí khi có trường hợp học sinh mắc COVID-19 trong trường học

Phương án này nhằm chủ động phòng, chống dịch tại cơ sở giáo dục theo nguyên tắc kiểm soát nguy cơ lây nhiễm, phát hiện sớm ca nhim, cách ly, khoanh vùng kịp thời, không để lây lan trong trường học; đảm bảo môi trường an toàn và thích ứng linh hoạt trong cơ sở giáo dục, hạn chế tối đa gián đoạn hoạt động dạy – học.

a) Về quy trình xử trí khi phát hiện trường hợp F0 trong cơ sở giáo dục: Thực hiện theo Công văn số 796/BYT-MT ngày 21/02/2022 của Bộ Y tế, cụ thể như sau:

Bước 1: Khi phát hiện trường hợp F0, báo ngay Hiệu trưởng/Ban chỉ đạo/T an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường. Cán bộ y tế trường học hoặc Ban chỉ đạo/T an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường chuyn ngay trường hợp F0 xuống phòng cách ly tạm thời của trường học theo lối đi riêng đã được phân luồng.

Bước 2: Hiệu trưởng/Ban chỉ đạo/T an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường thông báo đồng thời ngay cho trạm y tế xã, phường hoặc cơ sở y tế đã được giao nhiệm vụ phân công hỗ trợ trường học trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 để ngay lập tức đến xử lý cùng.

Bước 3: Đối với lớp học có học sinh F0:

– Cho học sinh ngồi yên tại chỗ. Cán bộ y tế trường học và Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường, cán bộ y tế xã, phường tổ chức điều tra xác định các trường hợp F1 theo hướng dẫn của ngành y tế (việc xác định trường hợp là F1 thực hiện theo Công văn số 11042/BYT-DP ngày 29/12/2021 của Bộ Y tế về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19).

– Tổ chức xét nghiệm kháng nguyên nhanh ngay cho toàn bộ học sinh của lớp đó, nếu trường hợp có kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính với vi rút SARS-CoV-2 thì được xác định là F0 và xử lý theo quy định.

– Nếu không phải là F1 và kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính: cho những học sinh này đi học trở lại bình thường.

– Nếu là F1 và kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính (thực hiện theo Công văn số 762/BYT-DP ngày 21/02/2022 của Bộ Y tế về việc cách ly y tế đối với ca bệnh COVID-19 và các trường hợp tiếp xúc gần):

+ Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 05 ngày và xét nghiệm (RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh) ngày thứ 5 đối với những học sinh là F1 và đã tiêm đủ ít nhất 02 liều vắc xin phòng COVID-19 (được ghi trên giấy xác nhận đã tiêm vắc xin COVID-19, phần mềm ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử hoặc PC-Covid) theo quy định, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 03 tháng tính đến thời điểm được xác định là đối tượng F1 (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19), các trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút SARS-CoV-2 vào ngày thứ 5 được đi học trực tiếp tr lại, nhà trường và phụ huynh học sinh tiếp tục theo dõi sức khỏe cho học sinh trong 05 ngày tiếp theo và hướng dẫn học sinh thực hiện Thông điệp 5K.

+ Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 07 ngày và xét nghiệm (RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh) ngày thứ 7 đối với những học sinh là F1 và chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng COVID-19, các trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút SARS-CoV-2 vào ngày thứ 7 được đi học trực tiếp trở lại, nhà trường và phụ huynh học sinh tiếp tục theo dõi sức khỏe cho học sinh trong 03 ngày tiếp theo và hướng dẫn học sinh thực hiện Thông điệp 5K.

+ Trong quá trình cách ly, theo dõi sức khỏe, nếu có triệu chứng mắc bệnh COVID-19 thì thông báo ngay cho Trạm Y tế cấp xã, nhà trường để theo dõi và xử trí theo quy định.

– Riêng đối với khối mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ: Nếu trong lớp học có 01 trường hợp F0 thì cho toàn bộ trẻ trong lớp đó cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 07 ngày và xét nghiệm (RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh) vào ngày thứ 7. Các trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút SARS-CoV-2 vào ngày thứ 7 được đi học trực tiếp trở lại, phụ huynh và giáo viên tiếp tục theo dõi sức khỏe cho trẻ trong 03 ngày tiếp theo, nếu có triệu chứng mắc bệnh COVID-19 thì phụ huynh/giáo viên thông báo ngay cho Trạm Y tế xã, phường, Hiệu trưởng/Ban chỉ đạo/T an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường đ theo dõi và xử trí theo quy định.

Bước 4:

– Đối với lớp có học sinh F0: Sau khi xác định đối tượng là F1, cho học sinh không phải là F1 di chuyển sang lớp học dự phòng và khử khuẩn toàn bộ lớp học.

– Đối với học sinh các lớp học khác:

+ Nếu không có sự giao lưu tiếp xúc với F0 thì cho đi học bình thường.

+ Nếu xác định có học sinh tiếp xúc gần (F1) với trường hợp F0 thì tiến hành xét nghiệm kháng nguyên nhanh với trường hợp là F1 đó và xử lý F1 như bước 3.

* Lưu ý: Trường hợp phát hiện học sinh là F0 đang ở tại nhà, ngoài trường học, phụ huynh cho học sinh nghỉ học, báo ngay với nhà trường và Trạm y tế xã, phường. Nhà trường, Trạm Y tế xã, phường tiến hành truy vết các trường hợp là F1 liên quan và xử lý các trường hợp F1 như trên.

b) Tổ chức thu dung, điều trị trường hợp học sinh F0

Cán bộ y tế trường học, cán bộ Trạm y tế xã, phường hoặc cơ sở y tế được giao nhiệm vụ phân công hỗ trợ trường học trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 thực hiện việc khám, đánh giá tình trạng sức khỏe của học sinh F0 để tổ chức điều trị tại nhà hoặc chuyn cơ sở y tế điều trị theo quy định hiện hành.

3.4. Công tác chuẩn bị cho học sinh trở lại trường học học trực tiếp

Nhằm bảo đảm an toàn khi tổ chức hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp tại các cơ sở giáo dục phù hợp với tình hình dịch COVID-19 theo tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021, theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 địa phương, các cơ sở giáo dục tổ chức cho học sinh trở lại trường học tập và thực hiện nghiêm các biện pháp đảm bảo an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo quy định.

– Các cơ sở giáo dục không bắt buộc tất cả các học sinh phải xét nghiệm trước khi trở lại trường đ học trực tiếp, chỉ xét nghiệm đối với các trường hợp nghi ngờ (sốt, ho, khó thở,… hoặc có triệu chứng nghi ngờ khác) hoặc có tiền sử tiếp xúc với F0.

– Xây dựng kế hoạch giáo dục, kịch bản, giải pháp sẵn sàng ng phó với các tình huống dịch bệnh xảy ra trong nhà trường trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp phù hợp với điều kiện thực tiễn dịch bệnh tại địa phương; có phương án dạy và học phù hợp đối với các trường hợp học sinh bị bệnh nền, hoàn cảnh khó khăn, sống xa cha mẹ,…

– Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, y tế tại trường học, chú ý đến các yếu tố liên quan đến người khuyết tật.

– Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, công tác y tế trường học cho học sinh, cha mẹ học sinh, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên nhằm tạo sự đồng thuận cho trẻ em mầm non, học sinh đến trường, đảm bảo an toàn thông qua sổ liên lạc điện tử, hệ thống s tay phòng, chống COVID-19, tài liệu hướng dẫn công tác y tế trường học hoặc hệ thống thông tin sẵn có của nhà trường.

– Kiện toàn bộ phận thường trực về công tác y tế trường học; bố trí phòng cách ly tạm thời, phòng y tế đảm bảo theo quy định, tổ chức hiệu quả công tác tư vấn tâm lý học đường.

– Tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý, tăng cường hoạt động th chất, giáo dục kỹ năng, củng cố, bù đắp kiến thức trước khi dạy kiến thức mới, phân nhóm học sinh để hỗ trợ hiệu quả trong những ngày đầu học sinh quay trở lại trường. Tiếp tục tăng cường những yếu tố tích cực của dạy học trực tuyến đ hỗ trợ dạy học trực tiếp; tiếp tục triển khai giảng dạy các nội dung chương trình cốt lõi theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời sớm xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết thúc năm học phù hợp.

– Nhà trường/Ban Chỉ đạo/các T an toàn COVID-19 của trường phân công cán bộ, thực hiện kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch theo quy định.

3.5. Việc tổ chức ăn bán trú của học sinh

Khi tổ chức các hoạt động giáo dục trực tiếp, các cơ sở giáo dục khi tổ chức ăn bán trú cho trẻ em mầm non, học sinh cần đảm bảo một số yêu cầu phòng chống dịch như sau:

– Nhà trường phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành Y tế và ngành Giáo dục, trong đó bảo đảm theo nguyên tắc hạn chế giao lưu, tiếp xúc giữa các học sinh trong cùng lớp và giữa các lớp.

– Ưu tiên tổ chức ăn, ngủ, nghỉ ngay tại lớp học; học sinh lớp nào ăn, ngủ riêng theo lớp đó.

– Học sinh ăn theo suất ăn riêng, không dùng chung các đồ dùng cá nhân, rửa tay với nước sạch và xà phòng trước và sau khi ăn.

– Vệ sinh, khử khuẩn nhà ăn sau mỗi lượt tổ chức cho học sinh ăn (nếu tổ chức ăn ở nhà ăn chung của nhà trường).

– Bảo đảm an toàn thực phẩm, không đ xảy ra ngộ độc thực phẩm.